Cẩm nang lập dự toán

Lựa chọn phương pháp lập dự toán bù chênh lệch vật liệu hay phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình
Mỗi phương pháp lập dự toán đều có ưu và nhược điểm. Tùy thuộc dự toán cần lập mà chọn phương pháp lập dự toán cho phù hợp.
Chọn lập dự toán theo phương pháp nào có thể là do thói quen, người đi trước chỉ người đi sau, làm nhiều thành ra quen và thành thạo. Tiếp cận một phương pháp lập dự toán mới có thể có nhiều trở ngại, đặc biệt là những người lập dự toán đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với bộ đơn giá xây dựng cơ bản do địa phương ban hành.

Bài viết sau đây tôi sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp lập dự toán hiện nay một cách khách quan nhất nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các phương pháp lập dự toán hiện hành, từ đó có thể chọn cho mình một phương pháp lập dự toán phù hợp. Với người lập dự toán chuyên nghiệp, tốt nhất nên thành thạo tất cả phương pháp lập dự toán, chủ đầu tư yêu cầu lập dự toán kiểu nào cũng đáp ứng được đó mới là thành công của người lập dự toán chuyên nghiệp.

Hiện nay, có thể phân chia cách lập dự toán theo 2 phương pháp chính như sau:
TH1: Lập dự toán dựa theo bộ đơn giá xây dựng công trình do địa phương công bố.
TH2: Lập đơn giá xây dựng công trình căn cứ vào định mức do Bộ Xây dựng công bố định mức.

Với TH1, người lập dự toán có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp sau đây:
- Phương pháp lập dự toán bù chênh lệch giá vật liệu: là phương pháp lập dự toán sử dụng bộ đơn giá XDCB do địa phương ban hành để xác định chi phí vật liệu (A1), chi phí nhân công (B1) và chi phí máy thi công (C1), phân tích vật tư và tổng hợp vật tư theo thông báo giá tháng trừ đi giá vật tư theo đơn giá gốc (thường là thời điểm ban hành bộ đơn giá XDCB của địa phương) để xác định chênh lệch vật liệu (A2), ngoài ra còn tính bù cước vận chuyển theo tổng khối lượng để xác định chi phí bù cước vận chuyển (A3). Đây là phương pháp lập dự toán xây dựng công trình mà các tỉnh phía Bắc, miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên thường hay áp dụng.

- Phương pháp Tổng hợp vật tư và áp giá vật liệu: Trên cơ sở sử dụng bộ đơn giá XDCB do địa phương ban hành, xác định thành tiền chi phí nhân công (B1), thành tiền máy thi công (C1). Phân tích định mức hao phí, xác định tổng khối lượng vật tư, áp giá vật tư (giá thông báo tháng hoặc giá thị trường) để xác định thành tiền chi phí vật liệu (Att). Đây là phương pháp lập dự toán được nhiều đơn vị tư vấn tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam sử dụng.

Với TH2, đa số chọn lập dự toán theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình (đơn giá tổng hợp đầy đủ hoặc không đầy đủ). Ngoài ra, còn có phương pháp xác định khối lượng hao phí. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng do khi tính toán đã bỏ chi phí % vật liệu khác và chi phí % máy khác.
- Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình (không đầy đủ): trên cơ sở hệ thống định mức dự toán xây dựng của công trình và các yếu tố chi phí có liên quan theo giá thị trường.
Cơ sở lập đơn giá xây dựng công trình:
1. Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá;
2. Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá;
3. Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình;
4. Giá nhân công của công trình;
5. Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công);

Đánh giá so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lập dự toán:
 
Nội dung Bù chênh lệch vật liệu Tổng hợp VT, áp giá  Lập đơn giá XDCT
Căn cứ lập dự toán Đơn giá XDCT do địa phương công bố Đơn giá XDCT do địa phương công bố Định mức BXD công bố
Ước lượng tổng chi phí xây dựng Nhanh Chậm (phải cập nhật giá vật liệu) Chậm (phải chiết tính đơn giá)
Sử dụng XMPC40 Không thể áp dụng nếu địa phương công bố đơn giá sử dụng vữa XMPC30
Thay đổi độ sụt cấp phối bê tông Tính bù chênh lệch vật liệu sẽ bị sai Bảng tổng hợp vật tư có thay đổi Chiết tính đơn giá có thay đổi
Chọn mã hiệu đơn giá Thuận lợi Thuận lợi Gặp khó khi mã hiệu phần sửa đổi, bổ sung do BXD công bố trùng lắp mã hiệu đơn giá do địa phương đã ban hành đơn giá trước đó.
Thay đổi hao phí VL Tính bù chênh lệch vật liệu sẽ bị sai Bảng tổng hợp vật tư có thay đổi Chiết tính đơn giá có thay đổi
Thay đổi hao phí NC Đơn giá nhân công không thay đổi Đơn giá nhân công không thay đổi Chiết tính đơn giá có thay đổi
Thay đổi hao phí MAY Đơn giá máy thi công không thay đổi Đơn giá máy thi công không thay đổi Chiết tính đơn giá có thay đổi
Xóa bỏ hao phí Đơn giá vật liệu vẫn còn tính Tổng hợp vật tư không tính Chiết tính đơn giá không tính
Thêm mới hao phí Có tính (giá gốc vật liệu thêm vào phải bằng 0) Có tính Có tính
Thay đổi tên hao phí Không ảnh hưởng tính toán Không ảnh hưởng tính toán Không ảnh hưởng tính toán
Tính % vật liệu khác Thường bỏ qua tính chi phí bù chênh lệch % vật liệu khác Có tính Có tính
Tính chênh lệch nhiên liệu Có (Chi phí % máy khác sẽ thay đổi tương ứng)
Tính chênh lệch nhân công lái máy Có (Chi phí % máy khác sẽ thay đổi tương ứng)
Điều chỉnh giá vật tư sau khi hồ sơ đã in Chỉ phải in Bảng bù chênh lệch giá vật liệu Chỉ phải in Bảng tổng hợp vật tư Phải in lại toàn bộ bảng chiết tính đơn giá (đây cũng chính là hạn chế của phương pháp này)
Cách tính toán Tính lòng vòng, phải thông qua bộ đơn giá để tính chênh lệch, khó hiểu Bảng tổng hợp vật tư tính trực tiếp Tất cả chi phí tính trực quan, dễ hiểu
BXD công bố định mức mới Không thể lập dự toán (chờ địa phương công bố đơn giá) Không thể lập dự toán (chờ địa phương công bố đơn giá) Có thể áp dụng lập dự toán ngay
Đơn giá dự thầu Giá trị không trùng khớp do đã bỏ qua chênh lệch % vật liệu khác Bằng giá trị dự toán Bằng giá trị dự toán
Kinh nghiệm Đã áp dụng từ rất lâu Đã áp dụng từ rất lâu Áp dụng từ năm 2008 và sử dụng rộng rãi hơn sau khi có TT số 04/2010/TT-BXD

Chỉ nên lựa chọn phương pháp lập dự toán bù chênh lệch vật liệu nếu:
1. Không can thiệp thay đổi đơn giá Vật liệu, nhân công máy thi công tại bảng dự toán.
2. Bảng phân tích vật tư không chỉnh sửa hao phí.
3. Bảng phân tích vật tư không xóa bỏ hao phí.

Nhiều năm trước đây khi chưa có phần mềm thẩm tra dự toán việc kiểm tra bảng phân tích vật tư (hoặc bảng chiết tính đơn giá) là nhiệm vụ bất khả thi với các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay, với sự hỗ trợ của phần mềm thẩm tra dự toán, việc kiểm tra bảng phân tích vật tư (hoặc bảng chiết tính đơn giá) đã quá đơn giản. Tất cả mọi thay đổi thành phần hao phí đều được dễ dàng phát hiện bằng phần mềm Thẩm tra dự toán.



   

Ý kiến khách hàng: (1)

Gửi ý kiến

giá vật liệu để đưa vào dự toán thì lấy ổ đâu nhỉ. Tôi thấy có cái thì lấy theo công bố giá, cái thì không

Visited: 12164548 | Online: 732